4 THAY ĐỔI MỚI NHẤT VỀ XKLĐ NHẬT BẢN 2019
Nhật Bản hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực. Đặc biệt là trong các ngành xây dựng, cơ khí, điện – điện tử, công nghệ thông tin, điều dưỡng,…Chính vì vậy, để thu hút lao động nước ngoài, năm 2019 Chính phủ Nhật Bản dự sẽ tiến hành thay đổi các chính sách về xuất khẩu lao động tại Nhật Bản. Nếu được thông qua thì chương trình xuất khẩu lao động sang Nhật năm 2019 sẽ có sự thay đổi tích cực cho NLĐ và được áp dụng luôn từ tháng 4 năm 2019.
1. Năm 2019, Nhật Bản mở cửa thị trường lao động
So với những năm trước, Nhật Bản chỉ cấp thị thực làm việc cho những lao động nước ngoài có trình độ kỹ thuật cao như luật sư, bác sĩ hoặc giáo viên. Tuy nhiên, ngày 8/12/2018 vừa qua, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua dự luật nới lỏng những quy định về tiếp nhận NLĐ nước ngoài. Đây là sự thay đổi lớn trong chính sách việc làm của quốc gia Nhật Bản.
Nhật Bản thông qua dự luật mở cửa thị trường lao động
Theo dự luật, từ tháng 4 năm 2019, hệ thống cấp thị thực cho NLĐ đến từ nước ngoài sẽ có hiệu lực. Được áp dụng cho 14 lĩnh vực, trong đó có ngành điều dưỡng, xây dựng và nông nghiệp. Đây là 3 ngành nghề đang thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực tại Nhật Bản.
Theo hệ thống thị thực mới, NLĐ đến từ nước ngoài sẽ được tiếp nhận theo 2 loại thị thực:
Thị thực loại I
+ Quyền lợi: được gia hạn tối đa 5 năm
+ Áp dụng cho 14 lĩnh vực ngành nghề khác nhau
+ Yêu cầu : Không yêu cầu cao về kinh nghiệm và trình độ học vấn; thi đỗ bài kiểm tra kỹ thuật và tiếng Nhật.
Lưu ý:
– NLĐ nước ngoài đã tham gia chương trình thực tập kỹ thuật kéo dài hơn 3 năm thì không cần phải làm các bài kiểm tra về tiếng Nhật và kỹ thuật.
– NLĐ cấp thị thực loại I sẽ không được đưa gia đình tới Nhật Bản
Thị thực loại II
+ Áp dụng dự kiến giới hạn trong 2 lĩnh vực: đóng tàu và xây dựng
+ Yêu cầu: NLĐ phải có kỹ năng cao và thi đỗ bài kiểm tra kỹ năng cấp độ cao
+ Quyền lợi: được gia hạn lâu dài sau 5 năm, số lần gia hạn thị thực không bị hạn chế, được phép đưa gia đình sang Nhật.
Với thị thực loại I, Chính phủ Nhật Bản ước tính sẽ tiếp nhận khoảng 47.750 người trong năm 2019. Dự kiến sau 5 năm sẽ tiếp nhận tối đa 345.140 người, trong đó có khoảng 60.000 hộ lý và điều dưỡng viên.
2. Tăng thời gian chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản
Đây thực sự là tin vui đối với người lao động Việt Nam có nguyện vọng làm việc dài hạn tại Nhật. Bởi chương trình TTS kỹ năng Nhật Bản giới hạn thời gian làm việc là 3 năm. Sau khi kết thúc hợp đồng, nếu đáp ứng điều kiện, TTS sẽ được quay trở lại Nhật Bản làm việc thêm 2 năm nữa.
Năm 2019, TTS có thể được phép làm việc tại Nhật lên tối đa 10 năm
Tuy nhiên, nếu Luật mới được thông qua, thời gian làm việc của NLĐ được cấp thị thực loại II sẽ được gia hạn lâu dài sau 5 năm, số lần gia hạn thị thực không bị hạn chế. . Áp dụng cho 2 ngành nghề là: đóng tàu và xây dựng. Các ngành nghề còn lại vẫn đang trong quá trình dự thảo.
3. Có cơ hội được cấp vĩnh trú tại Nhật và bảo lãnh người thân sang Nhật
Thông thường, trong chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản, chỉ có những người đi Nhật theo diện kỹ sư mới có cơ hội được làm việc dài hạn tại Nhật và bảo lãnh người thân sang Nhật.
Sang năm 2019, nếu Luật mới được áp dụng, những lao động được cấp thị thực loại II sẽ có cơ hội được cấp vĩnh trú tại Nhật. Đặc biệt là được phép đưa gia đình từ Việt Nam sang Nhật sinh sống.
Điều kiện để được cấp vĩnh trú tại Nhật và bảo lãnh người thân sang Nhật gồm: Sau khi hết 5 năm gia hạn thêm, thực tập sinh sẽ tham gia kỳ thi kỹ năng (thi tiếng Nhật và kỹ năng). Nếu đỗ kỳ thi này thì thực tập sinh sẽ được cấp tư cách TOKUTEI GHINO 2 GO. Với tư cách này, thực tập sinh có thể sẽ được cấp vĩnh trú tại Nhật và được phép đưa người thân sang Nhật sinh sống và làm việc.
4. Tăng số lượng tiếp nhận TTS Việt Nam đi Nhật Bản làm việc
Hiện tại, Nhật Bản vẫn đang thiếu hụt trầm trọng lao động trong các ngành trọng điểm. Đặc biệt, vào 24/07/2020, Thế vận hội mùa hè 2020 sẽ được tổ chức tại Tokyo – Nhật Bản. Vì vậy, Nhật Bản cần một số lượng lớn lao động nước ngoài hoàn thành gấp rút các công trình chuẩn bị cho Olympic 2020.
Theo thống kê từ Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam, trong 9 tháng đầu 2018 đã có 102.116 người đi xuất khẩu lao động. So với 9 tháng đầu 2017, tăng 10,19%. Riêng trong tháng 9 năm 2018, các công ty xuất khẩu lao động đã cung ứng 14.635 người, tăng 0,4% so với tháng 8 liền kề.
Bên cạnh các ngành công nghiệp, nông nghiệp thì ngành điều dưỡng tại Nhật Bản cũng cần tuyển số lượng lớn hộ lý, điều dưỡng viên đi Nhật làm việc. Hiện Chính phủ Nhật Bản đã lên kế hoạch, tuyển 10.000 điều dưỡng viên, hộ lý Việt Nam đi xuất khẩu điều dưỡng sang Nhật, từ nay đến năm 2020.
Như vậy, những thay đổi mới này đã mang lại nhiều lợi ích cho người lao động khi tham gia chương trình xuất khẩu lao động tại Nhật. Đặc biệt là những lao động đi đơn hàng xây dựng, nông nghiệp và điều dưỡng. Hi vọng những chia sẻ phía trên sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho người lao động.
( Nguồn: Kim Giao Tống ST )
DU HỌC TOKYO – DU HỌC NHẬT BẢN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Thông tin 4 thay đổi mới nhất về xuất khẩu lao động Nhật Bản 2019
Điều kiện cần và đủ để bạn nhập quốc tịch Nhật Bản
Tuyển 6 lao động (Nữ) làm Lắp ráp điện tử, mực in tại Nagano Nhật Bản
Tuyển 3 Nữ lao động làm Dập Kim Loại tại Aichi-ken Nhật Bản
Tuyển 3 Nam lao động làm việc tháo lắp giàn giáo công trường
Thống kê các khoản chi phí sinh hoạt khi sống và làm việc tại Nhật Bản
Tìm hiểu chức năng của Nghiệp Đoàn với người Lao Động tại Nhật Bản
Cách giới thiệu bản thân bằng Tiếng Nhật khi phỏng vấn hoặc giao tiếp hàng ngày