Già hóa dân số khiến lực lượng trong độ tuổi lao động ngày một khan hiếm. Việc chăm sóc những người cao tuổi về hưu cũng trở thành một vấn đề nan giải của nước Nhật.
Bởi vậy, lao động nước ngoài luôn được chào đón đặc biệt là lĩnh vực y tế – một trong những ngành nghề khát nhân lực nhất hiện nay. Các vị trí tuyển dụng gồm:
Hộ lý : 介護士
Điều dưỡng viên:看護師
Trong đó, Hộ lý viên (介護士) gồm những người đã thi đỗ chứng chỉ hộ lý quốc gia của Nhật Bản, gọi là nhân viên chăm sóc phúc lợi (介護福祉士). Và những ứng viên chưa thi đỗ chứng chỉ hộ lý quốc gia của Nhật Bản gọi là nhân viên chăm sóc thông thường (介護士).
1. Đơn vị triển khai thực hiện
Trước đây chương trình tuyển hộ lý và điều dưỡng viên sang Nhật làm việc (EPA) chỉ được quản lý trực tiếp bởi duy nhất là Cục quản lý lao động nước ngoài thuộc Bộ lao động thương binh và xã hội.
Nhưng hiện nay các công ty XKLĐ Nhật Bản được Bộ LĐ, TB và XH cấp phép đã có thể thực hiện chương trình này nên cơ hội của người lao động đã mở rộng hơn rất nhiều.
2. Điều kiện ứng tuyển
Nhật Bản vốn nổi tiếng là một trong những thị trường lao động khó tính. Đặc biệt, với lĩnh vực liên quan đến y tế, sức khỏe con người ứng viên tham gia cần đáp ứng những điều kiện khắt khe sau:
Đối với ứng viên hộ lý:
– Tốt nghiệp cao đẳng điều dưỡng, điều dưỡng đa khoa (3 năm) hoặc cử nhân điều dưỡng, điều dưỡng đa khoa (4 năm).
– Độ tuổi: không quá 35 tuổi (ngày sinh từ 01/01/1981 trở đi).
– Đủ điều kiện về sức khỏe do cơ quan chức năng có thẩm quyền xác nhận.
Đối với ứng viên điều dưỡng: Ngoài những tiêu chí trên đối với ứng viên hộ lý, ứng viên điều dưỡng phải có thêm các điều kiện sau:
– Được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
– Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm công tác điều dưỡng (bao gồm cả thời gian tập sự 09 tháng để được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh).
3. Địa điểm làm việc
Điều dưỡng viên: Các điều dưỡng viên sẽ làm việc chủ yếu tại các bệnh viện của Nhật (một số ít vẫn làm việc tại các viện dưỡng lão …)
Hộ lý viên: Hầu hết các hộ lý viên tại Nhật sẽ làm việc tại các trung tâm dưỡng lão, hay trung tâm bảo vệ & chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, các trung tâm dịch vụ ban ngày…
4. Nội dung công việc
Nhìn chung, về nội dung công việc của các hộ lý, điều dưỡng viên tại Nhật cũng khá giống như ở Việt Nam. Chỉ có điều đặc biệt cần lưu ý, đó là tại Nhật có quy định cụ thể, nghiêm ngặt về việc sử dụng các thiết bị y tế như: Đối với điều dưỡng viên: Có thể sử dụng các thiết bị y tế để phục vụ cho trị liệu của bệnh nhân.
– Các công việc cụ thể của điều dưỡng viên gồm:
- Chăm sóc đời sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh
- Chăm sóc theo tình trạng bệnh
- Cho bệnh nhân ăn
- Giúp bệnh nhân đi lại với các trường hợp đi lại khó khăn
- Vận chuyển các mẫu, kết quả xét nghiệm, các loại đơn, phiếu
- Tiếp nhận thuốc
- Vệ sinh phòng bệnh, các dụng cụ y tế
- Mang trà, mang cơm và dọn khay cơm cho người bệnh
- Công việc khác được giao
– Đối với hộ lý viên: Tại Nhật quy định hộ lý viên không được sử dụng các thiết bị y tế như: máy thở, máy monitor, bơm tiêm điện, máy truyền dịch…Ngoài ra hộ lýkhông được phép tiêm truyền, quản lý dược phẩm,…. Các công việc chi tiết của một hộ lý gồm:
- Giao tiếp, tư vấn sức khỏe cho người già, những bệnh nhân cần được chăm sóc.
- Theo dõi tình trạng tinh thần, sức khỏe của người già, người bệnh.
- Hỗ trợ sinh hoạt thường ngày tuỳ theo tình trạng tinh thần và sức khoẻ của người già, người bệnh như hỗ trợ di chuyển, tắm, thay đồ, ăn uống, vệ sinh …
- Hỗ trợ các hoạt động vui chơi, giải trí, phục hồi chức năng cho người bệnh.
- Ghi chép nội dung hỗ trợ và thông báo cho nhân viên khác biết
- Công việc khác được giao
5. Mức lương của điều dưỡng viên, hộ lý tại Nhật
Mức lương của điều dưỡng, hộ lý viên tại Nhật cũng được áp dụng theo các quy định của pháp luật Nhật Bản. Thông thường mức lương của các hộ lý, điều dưỡng viên tại Nhật Bản sẽ dao động trong khoảng sau đây.
- Đối với điều dưỡng viên: 15 – 16 man/ tháng
- Đối với hộ lý viên: 16 – 17 man/ tháng
Ngoài mức lương cơ bản trên, người lao động có thể nhận thêm các khoản trợ cấp khác tùy theo khả năng, kinh nghiệm. Đặc biệt, với những hộ lý trong thời gian lao động tại Nhật, nếu thi đỗ chứng chỉ hộ lý cấp quốc gia của Nhật có thể xin visa kéo dài vô thời hạn như visa lao động. Mức lương sẽ bằng với mức lương của người Nhật ở vị trí tương đương.
Bên cạnh đó, điều dưỡng viên có được hỗ trợ toàn bộ chi phí ăn ở, nên số tiền lương các bạn nhận được hoàn toàn sẽ không phải chi vào các khoản gì và có thể gửi về cho gia đình.
Chi phí các đơn hàng điều dưỡng và hộ lý viên cũng khá thấp, thời gian học tập đào tạo cũng khá dài từ 9 – 10 tháng do yêu cầu ngoại ngư tiếng Nhật chuẩn đầu ra các đơn hàng này cũng rất khắt khe. Nên trong quá trình học tập tại công ty, các ứng viên sẽ được hỗ trợ mỗi tháng học tập 3 triệu đồng, đây chính là những hỗ trợ đặc biệt dành cho các ứng viên điều dưỡng và hộ lý viên.
Những điều cần biết cho ứng viên làm Hộ Lý và Điều Dưỡng tại Nhật Bản
Du học Tokyo – Du học Nhật Bản
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Thông tin 4 thay đổi mới nhất về xuất khẩu lao động Nhật Bản 2019
Điều kiện cần và đủ để bạn nhập quốc tịch Nhật Bản
Tuyển 6 lao động (Nữ) làm Lắp ráp điện tử, mực in tại Nagano Nhật Bản
Tuyển 3 Nữ lao động làm Dập Kim Loại tại Aichi-ken Nhật Bản
Tuyển 3 Nam lao động làm việc tháo lắp giàn giáo công trường
Thống kê các khoản chi phí sinh hoạt khi sống và làm việc tại Nhật Bản
Tìm hiểu chức năng của Nghiệp Đoàn với người Lao Động tại Nhật Bản
Cách giới thiệu bản thân bằng Tiếng Nhật khi phỏng vấn hoặc giao tiếp hàng ngày