Các cụ vẫn có câu “Nhập gia tùy tục” có nghĩa là đi đến đâu thì phải tuân theo phong tục, tập quán ở nơi đó. Khi các bạn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản cũng vậy, sang đây sinh sống và làm việc bạn cũng nên giành chút thời gian tìm hiểu phong tục cũng như văn hóa Nhật Bản. Hôm nay Du học Nhật Bản ( www.duhoctokyo.vn ) sẽ chia sẻ tới các bạn một thói quen mà được người Nhật sử dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày đó chính là chào hỏi.
>> 8 lưu ý cần biết khi phỏng vấn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
>> Những lưu ý khi thi tuyển đơn hàng XKLĐ Nhật Bản
>> Những lưu ý khi thi tuyển đơn hàng XKLĐ Nhật Bản
Chào hỏi là thói quen được rất nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng một cách thường xuyên trong giao tiếp hàng ngày, tuy nhiên ở mỗi quốc gia sẽ có những cách chào hỏi khác nhau.
Người Việt chúng ta thì hay có thói quen chào hỏi xã giao với những câu như “Chào anh/chị” “Anh/chị đi đâu đấy”…người phương tây thì họ hay sử dụng câu “Hello, how are you!” kèm theo đó là một cái bắt tay thân thiện.Còn ở Nhật thì lại chào nhau bằng cách cúi chào.
Người Việt chúng ta thì hay có thói quen chào hỏi xã giao với những câu như “Chào anh/chị” “Anh/chị đi đâu đấy”…người phương tây thì họ hay sử dụng câu “Hello, how are you!” kèm theo đó là một cái bắt tay thân thiện.Còn ở Nhật thì lại chào nhau bằng cách cúi chào.
Với những người mới sang Nhật thì có thể thấy rằng phong tục cúi chào này khá phiền phức với nhiều quy củ, luật lệ khác nhau như phải theo thứ tự trước sau, trên dưới.
Quy tắc chung là người dưới cúi chào người trên trước, trong đó người lớn tuổi hơn là người trên, khách là người trên, thầy là người trên của trò, nam là người trên của nữ…
Quy tắc chung là người dưới cúi chào người trên trước, trong đó người lớn tuổi hơn là người trên, khách là người trên, thầy là người trên của trò, nam là người trên của nữ…
Tư thế khi cúi chào:
Tư thế chuẩn khi cúi chào là chân, lưng và đầu phải thẳng, hai tay để sát hông sau đó cúi người chào và vẫn phải giữ cho chân, lưng và đầu thẳng.
Tư thế khi ngồi chào: Khi ngồi chào thì 2 tay để phía trước và đặt trước mặt bàn tay để úp, hướng vào nhau và cách nhau khoảng 20 cm. Khi cúi chào thì cúi xuống và để đầu cách sàn 10 – 15 cm.
Các kiểu chào ở Nhật:
Các kiểu chào ở Nhật cũng được phân chia thành các cấp độ khác nhau trong đó bao gồm:
Chào hỏi xã giao: Như đã nói ở trên, người Nhật tuân theo quy tắc chào hỏi trước sau, trên dưới. Khi chào hỏi xã giao thì sẽ cúi người khoảng 15 độ, giữ tư thế chào trong 2 – 3 giây rồi từ từ đứng thẳng dậy.
Chào hỏi trang trọng: kiểu chào hỏi này áp dụng cho các trường hợp bạn gặp những người trên như cấp trên, người lớn tuổi, những người có địa vị xã hội cao trong xã hôi. Khi chào sẽ cúi xuống khoảng 30 độ.
Chào hỏi mang ý nghĩa khác: Khi chào hỏi để cảm ơn, cảm tạ hoặc chào những người bạn cực kỳ kính trọng thì người ta sẽ cúi xuống 45 độ. Đây là kiểu chào mang ý nghĩ trang trọng.
Một số người Nhật sau khi chào xã giao họ sẽ trao đổi danh thiếp cho nhau và không cần bắt tay. Thường nếu gặp nhau nhiều lần trong ngày thì lần đầu mới chào theo kiểu trang trọng còn các lần sau sẽ chỉ khẽ chào.
Khi cácthực tập sinh tham gia phỏng vấnđơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản thì tốt nhất là nên chào theo kiểu trang trọng. Tức là sẽ cúi người khoảng 30 độ và chào người đối diện bằng tiếng Nhật.
Các bạn cũng nên lưu ý khi phỏng vấn xong đi ra ngoài thì cũng cần cúi chào như khi mới vào phòng. Đây là cách chào hỏi cơ bản của người Nhật, ngoài ra còn rất nhiều kiểu cúi chào trong nhiều trường hợp khác nhau.
Để lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng Nhật các bạn hãy tham khảo thêm bài viết: Giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật khi đi phỏng vấn, chào hỏi, giao tiếp thông thường
Chúc các bạn thành công và nhanh chóng trúng tuyển các đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản.
.
( Du học Tokyo – Du học Nhật Bản )
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Thông tin 4 thay đổi mới nhất về xuất khẩu lao động Nhật Bản 2019
Điều kiện cần và đủ để bạn nhập quốc tịch Nhật Bản
Tuyển 6 lao động (Nữ) làm Lắp ráp điện tử, mực in tại Nagano Nhật Bản
Tuyển 3 Nữ lao động làm Dập Kim Loại tại Aichi-ken Nhật Bản
Tuyển 3 Nam lao động làm việc tháo lắp giàn giáo công trường
Thống kê các khoản chi phí sinh hoạt khi sống và làm việc tại Nhật Bản
Tìm hiểu chức năng của Nghiệp Đoàn với người Lao Động tại Nhật Bản
Cách giới thiệu bản thân bằng Tiếng Nhật khi phỏng vấn hoặc giao tiếp hàng ngày